We are friends!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
We are friends!

Welcome!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
KhamphaTG
Tổ trưởng
Tổ trưởng
KhamphaTG


Nam Tổng số bài gửi : 835
Age : 31
Đến từ : Ams, HN
Registration date : 10/07/2007

Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên   Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên EmptyFri Jul 13, 2007 12:07 pm

Đây(bài này có hơi hướng chống Đảng Cộng sảnTrung Quốc, nên thận trọng khi sử dụng):
Sưu tầm từ ttvnol.com

Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Square) được coi như là quảng trường lớn nhất thế giới với kích thước 800m x 500m, có sức chứa một triệu người. Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh, Thiên An Môn là tâm điểm mọi sinh hoạt chính trị của người dân thủ đô. Phía bắc là tháp Thiên An với tấm chân dung Mao Trạch Ðông, phía tây là Sảnh Ðường Nhân dân (nơi Quốc Hội nhóm họp), phía đông là Viện Bảo Tàng Cách Mạng, và ngay giữa quảng trường là đài tưởng niệm liệt sĩ.
Chữ Thiên An Môn có nghĩa là "Cổng Trời Bình An - Heavenly Peace Gate." Thế nhưng "Cổng Trời" đã không còn bình an nữa. Năm 1989 nơi đây xảy ra một biến cố được cả thế giới biết đến. Nó làm thay đổi đời sống chính trị của người dân Trung Quốc và góp phần làm thay đổi nước Trung Hoa hiện đại.


Người bí thư bạc mệnh
Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn là tổng bí thư ông đã cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ÐCSTQ trong xã hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Ðảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lãnh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng.

Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lãnh đạo đã ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Ðảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nhìn nhận "sai lầm" của mình - ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ. Ðể chứng tỏ sự ủng hộ của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:

1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức. 2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản". 3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận. 4. Tăng ngân sách giáo dục. 5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa. 6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế. 7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.


Thiên An Môn dậy sóng
Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền. Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ÐCSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Ðảng. Ðám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.

Ðêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Ðán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu tình được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.

Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu tình, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đã giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.

Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu tình, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có lời đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu tình.

Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đã bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình.

Tháng Năm, cuộc biểu tình càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên. Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu.

Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình.

Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. Thủ tướng Lý Bằng đồng ý đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Ðán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.

Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động "không chính thức." Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự." Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có lời đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.

Trước sức ép tăng dần, lãnh tụ sinh viên Quang Ðán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.

Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An.

Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Ðến ngày 2/6 đã có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố. Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại. Các sinh viên vẫn bám trụ.
Về Đầu Trang Go down
KhamphaTG
Tổ trưởng
Tổ trưởng
KhamphaTG


Nam Tổng số bài gửi : 835
Age : 31
Đến từ : Ams, HN
Registration date : 10/07/2007

Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên   Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên EmptyFri Jul 13, 2007 12:08 pm

Máu nhuộm Thiên An Môn
Ngày 3 tháng 6 năm 1989, thủ tướng Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người.

Lệnh của chính quyền: 1. Bắn bỏ ai kháng cự. 2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu). 3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.

Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài. Hai trong số những người thoát được là Chai Ling và Quang Ðán. (Cả hai hiện đang sống tại Hoa Kỳ.)

Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền. Các phóng viên nước ngoài ước lượng số người chết là 3,000. Số người bị thương, theo thông tin chính thức của nhà cầm quyền, là 7,000.


Phản ứng của Hoa Kỳ
Quốc Hội Hoa Kỳ đã cấp tốc họp và biểu quyết với tỉ lệ 418-0 quyết định trừng phạt chính quyền Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt gồm có: ngưng giao thương; cấm bán các trang bị cho cảnh sát, các dụng cụ kỹ thuật cao và vũ khí; ngưng các chương trình thăm viếng quân sự. Hoa Kỳ cũng gia hạn thời hạn tạm cư cho các sinh viên Trung Quốc đang du học tại HK, cho phép họ được ở lại HK sau khi mãn khóa. Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc trở nên căng thẳng. Trung Quốc tố cáo rằng HK can thiệp vào nội bộ TQ khi tòa đại sứ HK tại Bắc Kinh giúp những người bị truy nã thoát ra nước ngoài. Tuy bị sức ép của Quốc Hội, tổng thống Bush vẫn cố duy trì đối thoại với TQ một cách không chính thức.


Bài học Thiên An Môn
Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn không phải là lần đầu tiên. Trừ những năm tháng xáo trộn bởi cuộc Cách Mạng Văn Hóa trong thập niên 1960, các cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng đã diễn ra từ năm 1985. Tuy lẻ tẻ và không quy mô nhưng nó cũng cho thấy rằng các sinh viên dám mạnh dạn bày tỏ thái độ của mình.

Cuộc biểu tình ở Thiên An Môn đã bị dập tắt nhưng dư âm của nó không bao giờ tắt. Nó mãi mãi khắc ghi vào lịch sử Trung Quốc như một cuộc tranh đấu hào hùng của những người trẻ tuổi cho dân chủ. Ngày nay dù các thông tin về biến cố Thiên An Môn bị chính quyền cấm phổ biến, nhưng trong lòng mỗi người dân Trung Quốc, kể cả những người lãnh đạo, nó vẫn nhắc nhở rằng có những người đã đổ máu cho dân chủ. Trung Quốc đã không còn như xưa kể từ sau biến cố Thiên An Môn. Trung Quốc đã thực sự thay đổi, và sẽ còn tiếp tục thay đổi.
Về Đầu Trang Go down
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên   Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên EmptyFri Jul 13, 2007 12:25 pm

Sinh viên dũng cảm quá! Em muốn học tập!Very Happy
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên   Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên EmptyFri Oct 26, 2007 10:20 pm

KhamphaTG cũng cần cẩn thận trong việc post bài, hơi hướng chống TQ là hơi liều đó Laughing
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
Sponsored content





Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên   Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Sự kiện Thiên An Môn 1989- Cuộc đàn áp sinh viên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thiết kế
» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
» Mọi người vào đây giới thiệu về mình nha
» Thiên đường gọi tên
» Web thiên văn cực hay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are friends! :: Học tập :: Lịch sử-
Chuyển đến