We are friends!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
We are friends!

Welcome!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalliPortalli  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 IMO 2007

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Lớp trưởng VIP
Lớp trưởng VIP
Admin


Tổng số bài gửi : 2699
Age : 30
Đến từ : Việt Nam
Câu cửa miệng : Pohand!:D
Job : Học sinh
Registration date : 08/07/2007

IMO 2007 Empty
Bài gửiTiêu đề: IMO 2007   IMO 2007 EmptyWed Aug 01, 2007 9:42 pm

IMO 2007: Ra đề và chấm thi thế nào?Rất nhiều tên tuổi đã được vinh danh trong các kỳ IMO trước đây, hiện đang học tập, làm việc và sinh sống ở nước ngoài đã được mời về tham gia ban giám khảo chấm thi.
Đề thi: Các trưởng đoàn biểu quyết để chọn

Đề thi IMO được thiết kế gồm 6 bài toán, bao giờ cũng phải có đầy đủ 4 loại bài: Hình học, đại số, số học và tổ hợp. Đề thi cần bao phủ các mức độ khó dễ khác nhau, để có thể phân loại thí sinh.

Theo quy định của IMO, đề thi được chọn dựa trên cơ sở ngân hàng đề bài do các nước tham gia kỳ thi năm đó gửi đến cho ban tổ chức. Mỗi nước có thể gửi số lượng đề bài không hạn chế. Riêng nước chủ nhà không được gửi đề bài nào.

Năm nay, có 95 nước tham gia dự thi và trong đó, các nước tích cực gửi bài vẫn là những nước có truyền thống tham gia IMO lâu năm.

Năm nay, về xếp hạng toàn đoàn (theo tổng điểm), đoàn Việt Nam đứng thứ 3, sau Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là thành tích vượt trội so với nhiều kỳ thi trước đây. Nếu tính theo số và màu huy chương, có những năm kết quả ấn tượng hơn:

Năm 1999 tại Rumani, Việt Nam đạt 3 HCV và 3 HCB. Năm này đề thi cũng rất khó, cao nhất là 39 điểm.

Năm 2003 tại Nhật Bản: 2 HCV (đều 42/42 điểm của, trên tổng số 3 điểm tuyệt đối 42/42 của cả kỳ thi), 3 HCB và 1 HCĐ.

Năm 2004 tại Hy Lạp, đạt 4 HCV (trong đó có 1 điểm 42/42 trên tổng số 17 điểm tuyệt đối 42/42, 1 HCB, 1 HCĐ. Đứng thứ 4 toàn đoàn, sau Trung Quốc, Mỹ và Nga.

Bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 5, nước chủ nhà đã nhận được 115 bài toán từ 34 nước, gồm đầy đủ cả 4 loại bài.

Nhiệm vụ của ban đề thi nước chủ nhà là, chọn ra từ đó 1 shortlist (danh sách chọn lọc) bài toán, làm dữ liệu cho việc chọn đề thi chính thức. Shortlist này phải đảm bảo có đầy đủ 4 loại bài, không trùng với các kỳ thi trước đó, không trùng với đề thi học sinh giỏi quốc gia và khu vực của các nước trong năm đó. Công việc này, theo truyền thống, thường được hỗ trợ bởi 2 chuyên gia người Hungary và Nga, chuyên theo dõi các cuộc thi Toán học quốc gia và quốc tế.

Shortlist do nước chủ nhà chọn ra, gồm: 7 bài đại số, 8 bài hình học, 7 bài số học và 8 bài tổ hợp.

Từ 30 bài toán này, 95 trưởng đoàn các nước đã bỏ phiếu để bầu chọn 6 bài làm đề thi chính thức.

Sau không dưới 40 lần biểu quyết mới hoàn thành công đoạn này. Đề thi gồm: Bài số 1 của New Zealand, số 2 của Luxumberg, số 3 của Nga, số 4 của Séc, số 5 của Anh và số 6 của Hà Lan.

Đề thi năm nay được BTC khẳng định là khó và hay. Tuy nhiên, theo nhận định của 1 số thí sinh và giám khảo, có sự chênh lệch hơi lớn giữa câu dễ và câu khó.

Câu 4 bị đánh giá là quá dễ, không xứng với 1 kỳ thi như IMO còn câu số 3 về toán tổ hợp (do 1 cựu học sinh thi IMO người Nga, hiện đang là sinh viên năm thứ 2 đại học, gửi đến) và câu số 6 về đại số có rất ít thí sinh làm được.

“Đề thi hay phải là đề thi không quá khó để vẫn có các thí sinh làm được. Nếu câu nào không có thí sinh nào làm được chứng tỏ đề chưa hay. Đề thi năm nay, đánh giá một cách khách quan, hơi quá khó. Thành ra, đôi khi chưa phản ánh thật sát thực tế trình độ, vì có bài thí sinh trình độ trung bình không làm được, nhưng các thí sinh khá hơn cũng không làm được” – một giám khảo nhận xét.

Chấm thi: Giám khảo tranh luận với trưởng đoàn

Nguyên tắc chấm thi IMO là, chia bài làm của thí sinh ra, chấm theo từng câu, sau đó cộng điểm của cả 6 câu.

526 thí sinh, với mỗi bài làm 6 câu, tương đương với hơn 3000 bài thi… là khối lượng công việc mà ban giám khảo phải đảm đương.

Ban giám khảo được chia theo 6 đội, mỗi đội phụ trách chấm 1 câu trong đề (tức mỗi giám khảo chỉ chuyên chấm 1 câu nhất định), để đảm bảo tính chuyên môn hoá.

Trong từng đội này, lại chia ra các nhóm nhỏ, phụ trách chấm các bài thi theo từng nhóm quốc gia. Các nhóm quốc gia này được chia theo khu vực địa lý, hoặc tiếng nói: Nhóm các nước nói tiếng Nga và Slavơ, nhóm các nước nói tiếng Pháp và Tây Ban Nha, nhóm Tiếng Anh (chia thành 2 nhóm: rất giỏi và nhóm yếu hơn), nhóm các nước nói tiếng Trung, nhóm các nước còn lại…

Bài làm của thí sinh được photo, bản gốc do trưởng đoàn của nước đó giữ, và bản photo do giám khảo phụ trách chấm giữ. Hai người chấm độc lập, sau đó so sánh kết quả.

Trưởng đoàn có quyền phản biện lại nếu cảm thấy giám khảo chấm không thỏa đáng và hai bên sẽ tranh luận cho tới khi đi đến kết luận cuối cùng. Nếu không thể thống nhất thì trưởng ban chấm thi phải giải quyết.

Phải giải quyết công bằng nhưng khôn khéo để họ "tâm phục, khẩu phục". Nếu không thể thuyết phục trưởng đoàn thì biện pháp cuối cùng là đưa ra bỏ phiếu giữa toàn thể hội đồng gồm 95 trưởng đoàn.

Năm nay, ban chấm thi có 85 người, tất cả là người Việt Nam hoặc Việt kiều, trong đó có 5 người phiên dịch (Trung, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Arap, Ba Tư), 30 người là cựu HS Việt Nam từng thi IMO hiện đang học hoặc làm việc tại các trường ĐH trên thế giới.

Đây là một sự chủ động tích cực, vì ở các kỳ IMO, chỉ có những nước rất mạnh, có đủ lực lượng chấm thi đạt chuẩn, mới dùng đội ngũ chấm thi hoàn toàn của mình, những nước khác đều phải mời thêm giám khảo nước ngoài.

Một cặp giám khảo 2 người chỉ chấm 1 câu cho 1 nhóm nước gồm khoảng 18, 19 nước. Với những nhóm nước có HS giải được nhiều bài thì bổ sung thêm 1 người hỗ trợ.

Riêng đối với nước chủ nhà, ban giám khảo người Việt không được chấm, mà sẽ do các giám khảo của các nước ra đề chấm thi. 6 câu, câu nào do nước nào ra thì giám khảo nước đó sẽ chấm cho thí sinh chủ nhà.

"Với quy trình và các nguyên tắc ra đề cũng như ch ấm thi như vậy, có thể khẳng định rằng, không thể nào có gian lận kết quả hay tận dụng lợi thế chủ nhà được. Ngay trên Mathlink, một diễn đàn nổi tiếng của các HSG Toán toàn thế giới, rất nhiều thí sinh tham gia kỳ thi đã bình luận và dành cho ban giám khảo nhận xét tích cực, tâm phục, khẩu phục về việc chấm thi. Tổ chức IMO, chúng ta đặt ra những mục tiêu quan trọng hơn là kết quả của học sinh...", ông Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, thành viên BGK IMO 2007 nhận định.

Hậu trường chấm thi

- Theo nhận định của nhiều cựu thí sinh IMO, so sánh với nhiều cuộc thi trước đây họ đã từng tham gia, sự kiện IMO 2007 được tổ chức trang trọng (ở 1 số nước IMO không do quốc gia tổ chức, mà chỉ là 1 tổ chứuc hội đăng cai) và huy động được 1 đội ngũ chấm thi hùng hậu. Lý do 1 phần là nước ta khá quan tâm đến Toán, từ chính phủ đến người dân.

- Thi ở Hà Nội và chấm bài ở Hạ Long. Sau khi thi, nếu đem bài về Hạ Long phải mất tới 3 tiếng nên ảnh hưởng tới tốc độ chấm thi. Vì thế Ban tổ chức dùng đường truyền internet tốc độ cao và rất bảo mật gửi dữ liệu về để các giám khảo đang “đóng đô” ở Hạ Long chấm trước. Song song với công đoạn đó là xe chở bài về Hạ Long nên đảm bảo chấm đúng tiến độ.

- Đội chấm thi của nước ta rất mạnh, là những người có chuyên môn giỏi và rất nhiều người có kinh nghiệm thi IMO nên hầu như các trưởng đoàn không phản biện được. Nhiều kỳ thi IMO trước đây, giám khảo đôi khi không tranh luận nổi với các trưởng đoàn nên phải nhượng bộ.

- Việt Nam phải... giấu cả chức danh, tên tuổi của ban giám khảo, vì nhiều giáo sư, Viện trưởng, Viện phó Viện Toán học đi chấm thi là điều hầu như không có ở nước khác. Trước khi chấm thi, giám khảo đã được tập huấn chấm thử bài thi được xóa hết chữ, chỉ còn phần công thức và so điểm chấm trước và sau khi có chữ.

- Chấm thi căng thẳng vì đến phút chót. Có duy nhất một trường hợp đưa ra bỏ phiếu trước toàn hội đồng là đoàn Trung Quốc sử dụng kết quả trong cuốn sách bằng tiếng Trung của họ để phản biện và "giành giật" từng điểm một cho thí sinh của mình. Giám khảo chấm 2 điểm cho bài 5 nhưng họ muốn lên 5 điểm. Kết quả tất cả các trưởng đoàn tham gia bỏ phiếu và đồng ý với đề nghị của Trung Quốc.

- Đa số các nước tham gia đều tương đối trung thực. Có 1 số nước không trung thực, không làm được chút nào nhưng lại viết rất dài vì họ nghĩ mình không biết tiếng. Nhưng giám khảo của mình rất am hiểu và chấm chính xác.

- Phần lớn các bài thi các trưởng đoàn đều đồng tình với phương án chấm của giám khảo. Lê Anh Vinh, hiện đang là NCS ngành Toán tại ĐH Harvard cho biết: "Bàn chấm của tôi có 90 bài thì chỉ có 3,4 trường hợp có thắc mắc. Trong đó duy nhất trường hợp 1 bài thi của đoàn Hungary tăng từ 2 lên 7 điểm sau 6 tiếng tranh luận".

- Ở khu vực chấm bài 3 cho 1 số nước châu Âu, có 1 thí sinh Serbia làm trọn vẹn và được chấm tối đa: 7 điểm. Đây là bài rất khó nên cả hội đồng chấm đều tập trung tới xem. Hai chuyên gia đến từ Nga là nước ra đề câu số 3 vốn đang lo lắng vì nếu không có thí sinh nào giải được là đề thất bại, đã dịch lại từng chữ của bài thi đó và rất vui mừng. Đáp án câu 3 kín 2 trang đánh máy nhưng thí sinh đó chỉ giải trong có 1 trang rưỡi viết tay. Cách giải gọn gàng nhưng rất chính xác.

- Tiếng Isarel giống tiếng Ai Cập, và không có phiên dịch nên đoàn chấm thi... như mù. Giám khảo đọc từ phải sang trái nhưng mãi sau mới có 1 người cho biết là tiếng Israel phải đọc từ trái sang phải. Các bài khác có nhiều công thức, phép tính nên có thể dựa trên kết quả bằng con số để chấm, riêng bài tổ hợp phải lý luận (toàn bằng chữ) nên không chấm được, phải trông chờ vào phần dịch của họ. Tuy nhiên, trưởng đoàn Israel khá trung thực, đã báo cáo bài thi không làm được chút nào, chỉ được 0 điểm.

- Câu hay nhất trong đề thi là bài số 3 của 1 cựu HS thi IMO của Nga, hiện nay mới học năm thứ 2 ĐH.

- Bài số 6, Việt Nam chỉ có 1 em làm được 1 chút, hi vọng sẽ được 1 điểm nhưng cuối cùng, trưởng đoàn Hà Lan cho 0 chứng tỏ họ không hề nương tay với chủ nhà.
Về Đầu Trang Go down
https://9a8forum.forumvi.com
 
IMO 2007
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN 2006-2007 TP. H

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
We are friends! :: Giải trí :: Sự kiện và bình luận-
Chuyển đến